Tác hại của chất béo là gì? Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe? Làm thế nào để hạn chế trong thực đơn hàng ngày?
Bài viết này, Fitstore sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về tác hại của chất béo. Bên cạnh đó bạn cũng biết được những bí quyết giúp hạn chế loại chất béo chuyển hóa. Đừng bỏ lỡ những thông tin bổ ích dưới đây nhé!
Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe?
Chất béo là 1 trong 3 nhóm chất đa lượng quan trọng của cơ thể cùng với tinh bột và chất đạm. Tuy nhiên không phải loại chất béo nào cũng có lợi, những thực phẩm chế biến sẵn chứa lượng lớn chất béo chuyển hóa.
Nếu bạn thường xuyên nạp loại chất béo chuyển hóa, cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bởi lẽ cấu trúc hoá hoạc của nó làm tăng LDL – 1 loại Cholesterol có hại. Ngoài ra trong các thực phẩm từ sữa hay thịt động vật cũng chứa 1 lượng nhỏ loại chất béo này.
Tuy nhiên chúng là chất béo chuyển hóa tự nhiên nên không đáng lo ngại. Loại nhân tạo hay công nghiệp được tạo nên từ dầu thực vật đã hydro hóa, hoặc hydro hóa 1 phần rất nguy hiểm.
Chất béo chuyển hóa là gì?
Vậy chính xác chất béo chuyển hóa là gì? Nó là 1 dạng chất béo không bão hòa tồn tại dưới 2 dạng tự nhiên và nhân tạo. Nó còn có tên gọi khác là axit béo chuyển hóa.
Chất béo chuyển hóa là 1 dạng chất béo không bão hòa tồn tại dưới 2 dạng tự nhiên và nhân tạo
Chất béo chuyển hóa tự nhiên
Chất béo chuyển hóa tự nhiên có trong các loại thịt, sữa của động vật nhai lại và gia súc như cừu, dê, bò… Loại chất béo này hình thành khi vi khuẩn có trong dạ dày của các loài động vật thực hiện tiêu hóa cỏ. Sữa chứa 2- 6% chất béo chuyển hóa, thịt mang đến 3- 9% loại chất béo này.
Chất béo chuyển hóa nhân tạo
Ngược lại chất béo chuyển hóa nhân tạo hay còn gọi là chất béo công nghiệp. Nó rất có hại cho sức khỏe. Bởi lẽ loại chất béo này được tạo ra bởi mỡ, dầu đã qua tinh chế hoặc hydro hóa. Nhờ nó, thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Đây là lý do tại sao đồ ăn chế biến sẵn trông bắt mắt và ngon hơn. Loại chất béo chuyển hóa nhân tạo làm tăng thêm hương vị. Bạn dễ dàng tìm thấy chúng trong thực phẩm chiên, rán ngập dầu hoặc nướng. Hãy hạn chế tối đã vì chúng chỉ làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà thôi.
Tác hại của chất béo
Bạn hãy cùng điểm qua những tác hại nguy hiểm của chất béo chuyển hóa. Từ đó, hãy hạn chế hoặc loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày nhé!
Chất béo chuyển hóa có hại cho tim mạch
Thật đúng vậy, 1 nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ chất béo xấu sẽ có những biến đổi:
Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
- Chỉ số LDL có hại tăng cao.
- Mắc các bệnh, tim mạch.
- Một số người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường Type 2.
- Tăng cân mất kiểm soát, tích tụ mỡ nội tạng nhiều.
Chất béo chuyển hóa có liên quan đến bệnh tiểu đường
Bạn có biết rằng chất béo chuyển hóa có mối quan hệ với bệnh tiểu đường? 1 nghiên cứu trên 80000 phụ nữ tiêu thụ nhiều trans fat có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 40%. 1 nghiên cứu khác dài 6 năm ở khỉ với chế độ ăn nhiều chất béo gây nên tình trạng kháng insulin và tăng mỡ bụng.
Chất béo chuyển hóa có liên quan đến ung thư và các bệnh mạch máu
Nguy hiểm nhất loại chất béo chuyển hóa nhân tạo làm hỏng lớp lót bên trong của các mạch máu. Phần nội mạc này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 1 nghiên cứu 4 tuần chỉ sử dụng thực phẩm có chứa loại chất béo này cho kết quả làm giảm cholesterol HDL tốt giảm 21%.
Thêm vào đó, sự giãn nở của động mạch suy giảm 29%. Các chức năng nội mô bị rối loạn do áp dụng chế độ ăn không lành mạnh này. 1 nghiên cứu quy mô lớn về sức khỏe, các chuyên gia phát hiện nếu nạp chất béo xấu trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Làm thế nào để hạn chế chất béo chuyển hóa?
Chính vì vậy chúng ta cần hạn chế loại chất béo chuyển hóa có hại này. Bởi lẽ cơ thể không tự bài tiết chất béo dư thừa ra ngoài mà sẽ tích tụ và gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi ngày không nên nạp quá 1% tổng lượng Calo.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi ngày không nên nạp quá 1% tổng lượng Calo
1. Hạn chế các loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa
Đầu tiên bạn cần hạn chế các loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa như:
- Nước trộn xà lách.
- Bơ thực vật.
- Dầu shortening.
- Bánh quy giòn.
- Các loại bánh quy, bánh ngọt.
- Khoai tây chiên.
- Bỏng ngô đóng gói.
- Bánh rán, gà rán.
- Vỏ bánh pizza.
Thay vào đó bạn hãy sử dụng cây họ đậu, yến mạch hoặc các loại rau có màu xanh lá. Các chất béo bão hòa đơn trong dầu dừa, oliu…. Sẽ giúp sản xuất ra chất chống oxy hóa và chống viêm. Điều này làm giảm tác hại của chất béo có hại cho cơ thể.
2. Đọc nhãn dán thành phần
Khi đi siêu thị hay mua đồ, bạn cần đọc kỹ thành phần và loại bỏ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa. Chúng thường được ghi dưới dạng dầu thực vật hydro hóa 1 phần hoặc dầu thực vật hydro hóa. Những thực phẩm đóng hộp đa số đều chứa chúng vì giúp tăng hạn sử dụng và ăn ngon hơn.
3. Sử dụng chất béo bão hòa đơn
Khi nấu ăn bạn nên sử dụng các loại dầu thực vật hoặc thực phẩm chứa chất béo tốt như:
Bạn nên sử dụng các thực phẩm chứa chất béo có lợi cho sức khỏe
- Dầu oliu.
- Dầu hạt cải.
- Cá hồi.
- Cá thu.
- Cá trích….
4. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo xấu
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng bạn cần tự xây dựng nên chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo xấu. Hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn, đồ chiên ngập dầu mỡ. Thực đơn tham khảo như sau:
Hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn, đồ chiên ngập dầu mỡ
- Bữa sáng: Yến mạch, mật ong cùng loại trái cây yêu thích, 1 ly nước cam nguyên chất.
- Bữa trưa: 1 lát cá ngừ, 1 quả dưa chuột, 1 quả trứng và 1 hũ sữa chua không đường.
- Bữa tối: Mì ống hay gạo lứt ăn kèm với các món rau, thịt bò, thịt lợn nạc.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được những tác hại của chất béo chuyển hóa. Đồng thời Fitstore cũng mách bạn cách hạn chế loại chất béo có hại này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và sở hữu thân hình như mơ ước nhé!