Chắc hẳn, bạn từng nghe tới thuật ngữ BMI. Vậy chỉ số BMI là gì? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể của chúng ta?
Trong bài viết dưới đây, Fitstore sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên. Qua đó, bạn có thể hiểu rõ về khái niệm, cũng như tính toán được chỉ số quan trọng này. Bên cạnh đó, hãy cùng xem những công cụ đo lường BMI tự động đang sử dụng hiện nay nhé!
Chỉ số BMI là gì?
Đây là chỉ số cân nặng, còn trong thuật ngữ thể hình gọi là chỉ số khối của cơ thể (Body Mass Index). Nó được sử dụng trong việc đo lường mức độ ốm hay mập đối với người trưởng thành. Và Adolphe Quetelet là người đã đưa ra công thức tính toán BMI vào năm 1832.
Từ đó đến nay, đây cũng là cách thức xác định chỉ số cơ thể phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nhờ đó, bạn sẽ biết được bản thân đang trong ngưỡng chuẩn hay thừa thiếu cân nặng.
Mặc dù vậy, cùng với sự đa dạng hình thể, BMI không còn là tiêu chuẩn đánh giá duy nhất. Bởi nó có thể bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ xương, cơ bắp,… riêng của mỗi người. Hiện nay, chỉ số này chủ yếu áp dụng cho hoạt động tính toán khối lượng thừa cân, béo phì.
BMI(Body Mass Index) là chỉ số cân nặng hay chỉ số khối của cơ thể
Cách tính chỉ số BMI như thế nào?
Thông thường, BMI của con người sẽ ở trong ngưỡng từ 15 cho tới 60. Tuy nhiên, khuyến cáo từ WHO cho biết từ 18,5 đến 25,5 mới là mức điểm chỉ số hoàn hảo nhất. Và chúng ta nên điều chỉnh thể trạng để hướng tới ngưỡng này.
Công thức tính chỉ số BMI
Bất cứ ai cũng có thể tính toán chỉ số BMI của cơ thể mình nếu biết trọng lượng và chiều cao là gì. Bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:
BMI = Trọng lượng/(Chiều cao x Chiều cao)
Sau khi ra được số liệu cụ thể, đừng quên đối chiếu vào bảng phân loại nhé! Điều này giúp bạn biết chính xác cơ thể mình đang ở mức độ nào. Để từ đó có thể đưa ra kế hoạch điều chỉnh phù hợp nhất.
Thống kê cho người trên 20 tuổi
Đối với người trên 20 tuổi, có 4 nhóm chính được đưa ra theo từng ngưỡng BMI. Bạn có thể tham khảo bảng thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn:
Chỉ số BMI | Phân loại |
Dưới 18,5 | Thiếu cân |
Từ 18,5 - 24,9 | Bình thường |
Từ 25 - 29,9 | Thừa cân |
Trên 30 | Béo phì |
Nhóm thiếu cân có cân nặng khá thấp so với chiều cao. Do đó, họ cần thay đổi chế độ ăn uống dinh dưỡng để cải thiện yếu tố này, đưa cơ thể đạt tới trạng thái lý tưởng.
Trong khi đó, nhóm thừa cân sở hữu trọng lượng vượt mức cho phép nhưng không quá lớn. Những bạn ở trường hợp này nên kiểm soát thực đơn hàng ngày, giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể. Ngoài ra, việc tham gia các bài tập Gym cũng là phương pháp giúp tiêu hao mỡ thừa nhanh chóng.
Những người trên 20 tuổi được chia thành 4 nhóm chính dựa trên chỉ số BMI
Đặc biệt, nhóm béo phì là những người có chỉ số BMI mất cân đối nghiêm trọng. Riêng trong nhóm này được chia làm 3 cấp độ khác nhau, bao gồm:
- Béo phì cấp độ I: Có chỉ số BMI từ 30 – 34,9.
- Béo phì cấp độ II: Có chỉ số BMI từ 35 – 39,9.
- Béo phì cấp độ III: Có chỉ số BMI đạt từ 40 trở lên.
Các mô mỡ chèn ép dây thần kinh cũng như khung xương, cơ bắp và những cơ quan nội tạng quan trọng khác. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến một loạt bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Do đó, bạn cần khắc phục tình trạng trên càng sớm càng tốt.
Thống kê cho người dưới 20 tuổi
Đối tượng người dưới 20 tuổi cũng được phân loại thành 4 khu vực dựa trên chỉ số khối của cơ thể. Trong đó bao gồm:
Khu vực | Phân loại |
Dưới 5th | Thiếu cân |
Từ 5 - 85th | Cân nặng bình thường |
Từ 86 - 95th | Có nguy cơ béo phì |
Trên 95th | Béo phì |
Những ưu điểm và nhược điểm của BMI
Dù xuất hiện từ sớm và được sử dụng phổ biến, nhưng chỉ số này cũng tồn tại đồng thời những ưu nhược điểm. Dưới đây là bảng so sánh ngắn gọn giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về BMI:
Ưu điểm | Nhược điểm |
- Cách thức tiến hành đơn giản và nhanh chóng. | - Không thể xác định khối lượng mỡ của cơ thể. |
Việc tính toán chỉ số khối cơ thể có cả những ưu điểm và hạn chế
Lợi ích khi duy trì BMI khỏe mạnh
Khi duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng, đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu một cơ thể khỏe mạnh. Tức là hầu hết những vấn đề bệnh lý có thể bị đẩy lùi. Ví dụ như:
- Hạn chế tình trạng đau nhức cơ và xương khớp.
- Duy trì nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Từ đó bạn sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động thể chất khác nhau.
- Hỗ trợ khắc phục các vấn đề liên quan tới huyết áp, đặc biệt là cao huyết áp.
- Giảm thiểu áp lực đè nặng lên tim cũng như hệ thống tuần hoàn của cơ thể.
- Góp phần hạ bớt lượng chất béo gây hại trong máu, đường huyết. Nhờ vậy hạn chế được các bệnh lý như: tiểu đường loại 2, máu nhiễm mỡ,…
- Hạn chế tỷ lệ mắc một số bệnh lý mãn tính nghiêm trọng như: tim mạch, ung thư,…
Các công cụ tính chỉ số BMI sẵn có
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các công cụ hỗ trợ tính chỉ số cân nặng cơ thể BMI trên các trang web chuyên về thể hình hay chăm sóc sức khỏe. Bạn chỉ cần nhập số liệu vào, và hệ thống sẽ hoàn thành các công việc còn lại. Sau đó cho ra kết quả chính xác nhất chỉ trong một vài giây
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về 2 chỉ số khác bên cạnh BMI. Đó là BMR(tỷ lệ trao đổi chất cơ bản) và TDEE(chỉ số Calo cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày). Nhìn chung, chúng giúp bạn biết được bản thân cần bao nhiêu Calo để duy trì các chức năng sống.
Một số công thức tính chỉ số BMI
Nếu bạn đang băn khoăn muốn tìm cho mình một phương pháp tính BMI khác, thì đừng bỏ qua 4 công thức sau. Không chỉ vậy, chúng tôi cũng đưa ra bảng chỉ số chuẩn theo giới tính để bạn có thể tham khảo.
Bạn có thể tính BMI dựa trên các công thức khác nhau
Tính theo tỉ lệ giữa eo – hông
Phương pháp của Quetelet tính toán chỉ số cân nặng dựa trên chu vi vòng eo và vòng hông. Tuy nhiên, độ chính xác của cách thức này không phải là tuyệt đối. Bởi những người sở hữu vóc dáng cân đối với tỷ lệ hai vòng hợp lý, vẫn có thể thuộc trường hợp chỉ số cao.
Phương thức này được tính toán như sau:
BMI = Chu vi của vòng eo/Chu vi của vòng hông
Bảng chỉ số BMI chuẩn cho nữ và nam giới
BMI không chỉ thay đổi theo từng độ tuổi, mà nó còn phụ thuộc vào giới tính của đối tượng là gì. Do đó, bạn cần cập nhật liên tục và chính xác các chỉ số tương ứng.
Giới tính | Độ tuổi | Chỉ số BMI | |||
Thấp | Trung bình | Cao | Rất cao | ||
Nam | 20 - 29 | < 0,83 | Từ 0,83 - 0,88 | Từ 0,89 - 0,94 | > 0,94 |
30 - 39 | < 0,84 | Từ 0,84 - 0,91 | Từ 0,92 - 0,96 | > 0,96 | |
40 - 49 | < 0,88 | Từ 0,88 - 0,95 | Từ 0,96 - 1,00 | > 1,00 | |
50 - 59 | < 0,90 | Từ 0,91 - 0,96 | Từ 0,97 - 1,02 | > 1,02 | |
60 - 69 | < 0,91 | Từ 0,91 - 0,98 | Từ 0,99 - 1,03 | > 1,03 | |
Nữ | 20 - 29 | < 0,71 | Từ 0,71 - 0,77 | Từ 0,78 - 0,82 | > 0,82 |
30 - 39 | < 0,72 | Từ 0,72 - 0,78 | Từ 0,79 - 0,84 | > 0,84 | |
40 - 49 | < 0,73 | Từ 0,74 - 0,79 | Từ 0,80 - 0,87 | > 0,87 | |
50 - 59 | < 0,74 | Từ 0,74 - 0,81 | Từ 0,82 - 0,88 | > 0,88 | |
60 - 69 | < 0,76 | Từ 0,76 - 0,83 | Từ 0,84 - 0,90 | > 0,90 |
Theo đó, dù tính toán bằng công thức nào, chỉ số cơ thể bạn nên ở mức trung bình. Cần tránh rơi vào trường hợp BMI thấp, cao hoặc quá cao. Bởi điều này có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề liên quan sức khỏe không mong muốn.
Tính theo độ tuổi
Như đã biết, trọng lượng của con người sẽ có sự thay đổi theo thời gian. Hãy thử tính với công thức sau để biết mình đã ở trong mức cân nặng lý tưởng chưa nhé!
BM = 50 + 0,75 x (H – 150) + ((A – 20)/4)
Trong đó có:
- BM: là khối cơ thể.
- H: là chiều cao hiện tại.
- A: là độ tuổi hiện tại.
Bảng xác định chỉ số khối cơ thể của từng người dựa trên độ tuổi và chiều cao
Công thức Broca Index
Công thức Broca được phát triển vào năm 1871 bởi Pierre Paul Broca (một bác sĩ quân đội người Pháp) để giúp thiết lập trọng lượng cơ thể lý tưởng. Công thức (Chỉ số Broca hoặc BI) đã hình thành điểm chuẩn cho các phép tính khác mà chúng ta biết ngày nay. Ban đầu, BI được sử dụng để tính trọng lượng bình thường nhưng sau đó được mở rộng thành trọng lượng cơ thể lý tưởng.
Trong đó bao gồm mối liên hệ giữa trọng lượng, chiều cao, và loại cơ thể, độ tuổi của mỗi cá nhân.
- Với những người dưới 40 tuổi: Chiều cao tương ứng(cm) – 110.
- Với những người trên 40 tuổi: Chiều cao tương ứng(cm) – 100.
Ngoài ra, giá trị của công thức này cũng có sự thay đổi phụ thuộc vào loại khung xương là gì. Nếu như giá trị giảm 10% khi người đó có xương nhỏ(Asthenic), thì nó lại tăng lên 10% đối với người xương to(Hypersthenic).
Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn xác định bản thân thuộc loại cơ thể nào. Bạn chỉ cần đo chu vi phần cổ tay của mình và tra cứu theo bảng sau:
Số đo cổ tay theo giới tính | Loại cơ thể | Đặc điểm | |
Nam | Nữ | ||
18 - 20 cm | 15 - 17 cm | Bình thường(Normosthenic) | - Tỷ lệ các phần trên cơ thể cân đối. |
> 20 cm | > 17 cm | Xương to(Hypersthenic) | - Bề ngang cơ thể rộng. |
< 18 cm | < 15 cm | Xương nhỏ(Asthenic) | - Chiều dọc cơ thể dài. |
Ưu điểm của việc sử dụng BI
- Nó tương đối đơn giản và bất kỳ ai cũng có thể áp dụng nó để đạt được hiệu quả rõ ràng.
- Việc ước tính trọng lượng cơ thể lý tưởng tương đối nhanh.
Nhược điểm của việc sử dụng BI
- Nó chỉ áp dụng một phép đo tiêu chuẩn để tính trọng lượng cơ thể lý tưởng.
- Nó chỉ có thể hoạt động tốt đối với những người có chiều cao trung bình chứ không phải những người có chiều cao bất thường.
- Không hiệu quả để kiểm tra trọng lượng cơ thể lý tưởng cho trẻ sơ sinh.
Công thức của John McCallum
John McCallum dựa trên chu vi cổ tay để tính số đo các vòng còn lại của mỗi người thay vì chỉ tập trung đo lường BMI chung. Theo đó:
Bộ phận | Công thức |
Ngực | Kích cỡ cổ tay x 6,5 |
Hông | Kích cỡ ngực x 0,85 |
Eo | Kích cỡ ngực x 0,70 |
Đùi | Kích cỡ ngực x 0,53 |
Cổ | Kích cỡ ngực x 0,37 |
Bắp tay | Kích cỡ ngực x 0,36 |
Bắp chân | Kích cỡ ngực x 0,34 |
Cẳng tay | Kích cỡ ngực x 0,29 |
Kết luận
Hi vọng rằng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số BMI là gì và có thêm cho mình các công thức tính BMI. Đừng quên đến với Fitstore.vn để tìm hiểu thêm những thông tin thể hình hữu ích khác nhé!